Tin Chuyển Nhượng

Theo nghị quyết 04 hồi tháng 7 của HĐND thành phố, các trường học thuộc nhóm 1 (các quận và TP Thủ Đ màu đen

【màu đen】Trường nội thành than khó vì tiền ăn bán trú 35.000 đồng

Theườngnộithànhthankhóvìtiềnănbántrúđồmàu đeno nghị quyết 04 hồi tháng 7 của HĐND thành phố, các trường học thuộc nhóm 1 (các quận và TP Thủ Đức) được thu tối đa 35.000 đồng một suất ăn trưa. Mức này với các trường thuộc vùng ngoại thành là 32.000 đồng (đã gồm thuế VAT).

Sau hai tháng đầu của năm học mới, nhiều trường học ở nội thành TP HCM cho biết phải giật gấu vá vai với khoản thu này, trong khi giá cả thực phẩm tăng.

Cô Đinh Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, cho biết trường đăng ký suất ăn công nghiệp cho 900 học sinh vì không có bếp nấu. Giá suất ăn 35.000 đồng đã được trường duy trì gần 10 năm nay, gồm 27.000 đồng cho bữa trưa và 8.000 đồng bữa xế.

Năm nay, trường định tăng lên 38.000-40.000 đồng vì chi phí, vật giá leo thang, đơn vị cung cấp cũng đề nghị tăng giá, nhưng mức thu đã chạm trần.

"Trường phải giảm bữa xế. Trước đây bữa xế có hai món kết hợp, có thể là hộp sữa, sữa chua và bánh, trái cây nay chỉ còn một loại bánh hoặc sữa", cô Hương cho hay.

Dù tổ chức bếp ăn tại trường, nhưng hiệu trưởng một trường tiểu học quận 3 cũng đau đầu xoay sở bữa ăn cho học sinh với mức thu 35.000 đồng. Hiện, bữa trưa có giá 25.000 đồng, bữa xế là 10.000 đồng. Vì giá thực phẩm tăng, để bữa trưa chất lượng hơn, trường dự kiến lấy ý kiến phụ huynh về việc giảm bữa xế để bù sang.

"Nếu cắt bữa xế thì học sinh sẽ thiệt thòi, phụ huynh đều muốn con ngủ dậy có hộp sữa, cái bánh bổ sung năng lượng. Còn nếu giảm món ăn trong bữa trưa thì suất ăn lèo tèo, khó coi", vị này nói.

Học sinh lớp 2.3 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng lấy đồ ăn trưa, ngày 11/10. Ảnh: Lệ Nguyễn

Học sinh lớp 2.3 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng lấy đồ ăn trưa, ngày 11/10. Ảnh: Lệ Nguyễn

Việc cắt bữa xế đã được trường THCS Huỳnh Khương Ninh, quận 1, thực hiện ngay từ đầu năm. Trường có khoảng 700/750 học sinh ăn bán trú. Năm ngoái, trường đăng ký suất ăn công nghiệp với giá 35.000 đồng cho bữa trưa và bữa xế 5.000 đồng.

"Ở nội thành, một suất ăn trưa bình dân đã 35.000-40.000 đồng, trong khi suất ăn cho học sinh còn có yêu cầu cao hơn về chuẩn thực phẩm, quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển", thầy hiệu trưởng Cao Đức Khoa nói.

Hiện, thực phẩm vào trường học phải có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có ít nhất một trong các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 22000:2005, VietGap, Global Gap.

Ngoài ra, dù quy định về ăn bán trú không có bữa xế nhưng theo các trường việc này đã được duy trì nhiều năm, giúp học sinh có thêm năng lượng trước giờ học buổi chiều. Như ở trường THCS Huỳnh Khương Ninh, theo ông Khoa, phụ huynh không đồng ý bỏ bữa xế.

Chị Mai, phụ huynh học sinh lớp 7 của trường, cho hay hàng ngày phải cho con mang theo sữa chua hoặc bánh ngọt tới lớp. Việc này rất bất tiện, hôm có, hôm không.

"Phụ huynh lớp muốn đóng như năm trước để các con được ăn uống như nhau nhưng không được", chị nói.

Anh Nguyễn Chơn Quang, Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, cũng cho biết qua khảo sát, phần lớn phụ huynh đều muốn đóng thêm tiền để suất ăn của con được đầy đủ, chất lượng nhưng trường không thu.

"35.000 đồng cho bữa trưa và xế ở khu vực quận 1 rất khó thực hiện. Một số phụ huynh còn lo lắng chất lượng thực phẩm nấu ăn có đảm bảo không khi tiền ăn thấp như vậy", anh Quang nói

Huy Hoàng, học sinh lớp 12 một trường THPT ở quận 3, thì cảm nhận rõ là suất ăn trưa không đầy đặn như các năm trước. Lượng cơm, canh không đổi nhưng món mặn, xào vơi đi, món tráng miệng chỉ là chuối trong khi trước đây có nhiều loại trái cây thay đổi. Hoàng thường mua bánh mì hoặc bánh ngọt ở căng tin để ăn thêm.

Thầy cô cho hay nhiều phụ huynh tự nguyện đóng góp thêm để duy trì suất ăn cho học sinh được như trước nhưng không dám thu vì không thể làm trái quy định chung của thành phố.

Họ nhìn nhận việc áp một mức trần chung cho tất cả trường trong một khu vực, bất kể cấp học là không hợp lý. Các trường đề xuất điều chỉnh mức trần suất ăn lên 40.000 đồng hoặc quy định một khoảng giá để các trường linh động thực hiện.

"Tiêu chuẩn dinh dưỡng, năng lượng trong mỗi bữa ăn cho học sinh các cấp là khác nhau. Áp cứng một mức 35.000 đồng là khó, nhất là các trường khu vực trung tâm", thầy Khoa nói.

Nhân viên vệ sinh, sắp xếp đồ dùng trong bếp ăn trường Tiểu học Bông Sao hồi đầu tháng 10. Ảnh: CP

Nhân viên vệ sinh, sắp xếp đồ dùng trong bếp ăn trường Tiểu học Bông Sao hồi đầu tháng 10. Ảnh: CP

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết đã nhận được phản ánh của các trường học về việc này.

Ông cho biết mức trần suất ăn bán trú 35.000 đồng với các trường khu vực nội thành và 32.000 đồng với các trường ngoại thành dựa trên đề xuất của Sở. Trước đó, Sở đã tổng hợp và tính trung bình giá suất ăn bán trú của các trường học ở hai khu vực này trong ba năm học liên tiếp, kết hợp định mức kinh tế - xã hội của từng vùng và một số yếu tố khác.

Dựa trên đề xuất này, ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân đã khảo sát, lấy ý kiến nhiều cơ quan, trường học và ấn định mức như hiện tại.

Theo ông Minh, mức trần mà HĐND quy định mang tính phổ quát cho toàn thành phố. Do đó, trong quá trình thực hiện có thể còn một vài trường gặp khó, bất cập.

"Sở cũng ghi nhận ý kiến của các đơn vị, ban Văn hóa – Xã hội có khảo sát thực tế. Sau một năm học, các đơn vị sẽ họp bàn và điều chỉnh (nếu có)", ông Minh nói.

Trước mắt, nếu không tổ chức được bữa ăn bán trú do 35.000 không đủ, học sinh phải ăn trưa tại căng tin thì các trường vẫn phải giám sát về giá cả, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lệ Nguyễn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap